Bitcoin là gì? Bitcoin đã chết 400 lần trong 10 năm

Khi một người mới bước chân vào thị trường tiền điện tử thì sẽ luôn tự hỏi: Bitcoin là gì? Bitcoin có lừa đảo không? Bài viết dưới đây là quan điểm cá nhân của tác giả, người có nhiều năm kinh nghiệm giao dịch Bitcoin.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện tử. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. 

Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.

Công nghệ Blockchain – “xương sống” của Bitcoin

Cách thức mà Bitcoin được mã hóa là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực CNTT – đó chính là công nghệ “Blockchain”.

Để dễ minh họa, bạn hãy tưởng tượng công nghệ này như một tòa tháp được tạo thành từ các khối lập phương. Tòa tháp tượng trưng cho trạng thái hiện tại của các tài khoản tiền điện tử (mỗi tài khoản đã nhận được bao nhiêu) mà mọi người dùng Bitcoin nhìn thấy. Mỗi khối mới sẽ chứa thông tin về tất cả các giao dịch mới sẽ thay đổi trạng thái tài khoản hiện tại.

Một khối mới, để phù hợp với cấu trúc của tòa tháp, phải được mã hóa và khớp vào theo cách thích hợp. Khi điều này xảy ra, khối mới sẽ được gắn vào tháp và kết quả là các giao dịch mới sẽ được hoàn thành. Bitcoin trên hệ thống sẽ được chuyển giao giữa những người dùng.

Nếu có ai đó cố gắng loại bỏ hoặc thay thế một khối từ dưới đáy của tháp, toàn bộ cấu trúc sẽ bị phá hủy, bởi vì mỗi khối trong tháp có cùng thông tin từ khối trước được mã hóa trong đó. Thay thế một khối bằng thông tin khác (mật mã khác) sẽ dẫn đến việc nó không khớp với khối trước đó và ngắt kết nối tất cả các khối theo sau nó. Do đó, thông tin trong tòa tháp này sẽ được coi là không đúng sự thật. Đó là lý do tại sao công nghệ blockchain có thể được coi là thành tựu trong lĩnh vực bảo mật.

Cách Blockchain làm việc

Nếu vậy thì ai đang mã hóa các khối tiếp theo cho tòa tháp? Và quá trình này diễn ra như thế nào? Những người là người viết mật mã được gọi là “miner” hay “thợ mỏ” – là những người khai thác Bitcoin. Họ sử dụng phần mềm tiên tiến để khai thác và trích xuất Bitcoin.

Lý do tại sao người ta lại dùng thuật ngữ “thợ mỏ” của ngành khai thác khoáng sản, là vì Bitcoin được ví như một mỏ vàng, mỗi đồng Bitcoin chính là phần thưởng cho việc mã hóa các giao dịch tiếp theo cho các thợ mỏ. Theo cách này, Bitcoin mới được tạo ra và đưa vào lưu thông.

Tại thời điểm này, các công cụ “khai thác” là những máy tính đắt tiền và phức tạp với sức mạnh vi xử lý rất cao. Như bạn có thể thấy, Bitcoin là một tài sản phức tạp và là chương mới trong lịch sử thị trường tài chính.

Quan điểm của tác giả

Trong khi các Ngân hàng Trung ương có thể in nhiều tiền hơn khi họ muốn, Bitcoin có số lượng hữu hạn: đến năm 2140 sẽ có 21.000.000 bitcoin được lưu hành. Vì vậy, tương tự như Vàng, nguồn cung của Bitcoin là có hạn.

Hơn nữa, lượng Bitcoin được lưu hành như một phần thưởng dành cho những người “đào Bitcoin” giảm theo quy tắc đã được định trước. Cứ mỗi 210.000 khối (trong khoảng 4 năm), phần thưởng dành cho người đào Bitcoin lại giảm đi một nửa. Lúc ban đầu con số này là 50 BTC, sau đó là 25 BTC và vào ngày 10/08/2017 phần thưởng là 12,5 BTC.

Những người tiên phong trong việc khai thác Bitcoin có thể kiếm được nhiều nhất, với chi phí thấp nhất. Hiện tại có khoảng 16.500.000 Bitcoin đang lưu hành. Do đó, chỉ còn lại 4.500.000 BTC có thể được khai thác và nguồn cung trong lưu thông sẽ giảm dần, đây là một yếu tố giảm phát quan trọng đối với loại tiền điện tử này.

Thế giới luôn tồn tại lưỡng cực quyền lực tập trung và phi tập trung. Blockchain và Decentralized (Phi tập trung) xảy ra như một điều tất yếu giống như có ngày thì phải có đêm, hay có đen thì phải có trắng. Thế giới này Centralized (Tập trung) quá lâu rồi, sự phi tập trung nếu không đến với Bitcoin/Blockchain thì cũng từ 1 nhân tố khác tương tự.

Để phá vỡ tính tập trung đã tồn tại và cực thịnh nửa thế kỷ nay. Như đã trở thành truyền thống, việc giá BTC giảm sâu và đột ngột luôn đi kèm với những lời khẳng định chắc nịch rằng: “Ngày tàn của Bitcoin đang đến”, “Bitcoin sắp về thời đồ đá”, “Bitcoin đã chết”. Hơn 10 năm kể từ khi ra đời đến nay, Bitcoin đã chết tổng cộng gần 400 lần. NHƯNG nó vẫn tồn tại và giá trị thì luôn tăng trưởng, Bitcoin chỉ thực sự chết đi nếu như Internet biến mất . . .

Trang thống kê về tiền điện tử coinmarketcap

Vài năm gần đây Altcoin mọc lên như nấm, theo trang thống kê về tiền điện tử lớn nhất hiện nay (Coinmarketcap) tính tới thời điểm hiện tại đã có tới 10722 Coin và token, được chia thành Bitcoin và 10721 Altcoin.

Chúng dựa vào ưu thế ra đời sau nên dễ dàng nâng cấp và sửa đổi, khoa trương đủ loại công nghệ và tính năng mới được tích hợp: phí rẻ, thời gian xử lý giao dịch nhanh, Smart Contract, dApps bla bla . . .

Còn Bitcoin thì có vẻ già cỗi, chậm chạp và lỗi thời, muốn có một vài thay đổi nhỏ cũng cực kỳ phức tạp và khó khăn. Một số đồng Altcoin rất thích hô hào với sứ mệnh soán ngôi vương của Bitcoin nhưng điều đó là không thể. Bitcoin sẽ tiến hoá liên tục, mọi vấn đề chưa giải quyết được sẽ dần dần được giải quyết. Phí và tốc độ giao dịch của Bitcoin cũng dần được cải thiện, đến lúc nào đó tự bản thân Bitcoin cũng có Smart Contract, dApps . . .

Hiện tại Bitcoin cũng đã bắt đầu phát tín hiệu đồng thuận cho bản cập nhật mới, cuối năm nay khi phần lớn mạng lưới BTC đều tiếp nhận và xử lý tín hiệu đồng thuận đó thì Bitcoin lại được nâng cấp.

Không một chính phủ nào mạnh hơn được Bitcoin cả. Vì 1 chính phủ mạnh tới đâu thì nhân lực và khả năng nghiên cứu cũng là hữu hạn. Còn BTC nâng cấp và tiến hoá bằng ý tưởng của tất cả những người có thể tiếp cận nó. “Không phải ai cũng có thể đến nước Mỹ và làm công dân Mỹ, nhưng bất kỳ ai cũng có thể đóng góp cho Blockchain của Bitcoin”

Altcoin rồi vẫn chỉ là Altcoin, vẫn có cá nhân hoặc tổ chức đứng đằng sau, là công cụ để các tay to gom thêm BTC thông qua các cặp Altcoin/BTC. Các bạn cứ ngẫm mà xem có phải số BTC từ lúc đầu tư đến giờ luôn giảm đi, chạy theo Altcoin để rồi vơi dần số BTC. Còn các quỹ lớn, các ví lớn chứa nhiều BTC thì số lượng ngày càng tăng lên.

Bitcoin là vô chủ, BITCOIN IS KING và Bitcoin sẽ luôn tăng giá trong dài hạn, hãy gia tăng số lượng Bitcoin theo thời gian vì nó hiếm hơn vàng nên không bị lạm phát, không phải bảo quản vật lý, có thể mang đi khắp nơi trên Thế Giới và giao dịch một cách dễ dàng .

Trần Hữu Lạc